Mua giấy nghỉ ốm của bệnh viện
Hiện nay, tình trạng mua giấy nghỉ ốm của bệnh viện (giả) được rao bán tràn lan trên mạng xã hội facebook, nhà thuốc tư nhân, tại các trung tâm khám và chữa bệnh với giá rẻ người bệnh không cần đi khám vẫn có giấy chứng nhận để nộp vào công ty được nghĩ hưởng chế độ BHXH. Nếu trường hợp giả mạo giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ BHXH sẽ vi phạm lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH sẽ bị phạt nặng từ 500.00 đồng - 1.000.000 đồng và buộc phải nộp trả lại số tiền BHXH đã cho hưởng. Để tránh trường hợp vi phạm trên, sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn quy trình làm giấy chứng nhận nghĩ việc hưởng BHXH hợp lệ.
Giấy chứng nhận nghĩ việc hướng chế độ BHXH như thế nào mới hợp lệ?
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc được hưởng BHXH theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BYTban hành ngày 29/12/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/03/2018
1.Để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Được cung cấp từ cơ sở khám, chữa bệnh KCB (cục quản lý khám chữa bệnh) được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động. Người hành nghề sẽ được ký vào giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải theo chỉ đạo của người đứng đầu tại cơ sở KCB đó.
- Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH phải được cấp phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở KCB đó và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH phải được cung cấp đúng với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và hướng dẫn chuyển môn của Bộ Y tế
2. Nội quy cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
- Một lần khám sẽ chỉ được cấp duy nhất một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH.
- Một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH chỉ được cấp tối đa cho thời gian nghỉ trong 30 ngày.
- Trường hợp người lao động cần nghỉ dưỡng bệnh dài hơn 30 ngày, khi sắp hết hoặc hết hạn thời gian nghỉ được ghi trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã cấp thì người lao động cần phải tiến hành tái khám để Cơ sở KCB xem xét quyết định.
- Nếu trường hợp người lao động được cấp nhiều giấy chứng nhận nghỉ việc chế độ hưởng BHXH tại các cơ sở KCB khác nhau thì chỉ được sử dụng giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
3. Người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
- Người hành nghề KCB (bác sĩ) làm việc tại cơ sở KCB đã được cấp giấy phép hoạt động ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trong trường hợp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đến đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
- Trường hợp người đứng đầu cơ sở KCB hoặc người được ủy quyền đồng thời là người KCB thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
4. Con dấu trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Con dấu trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là mẫu con dấu pháp nhân của cơ sở KCB đã được đăng ký với cơ quan BHXH, và mẫu dấu này không theo khuôn khổ có thể tròn, vuông, hình đa giác, đa hình dạng.
- Tuy nhiên, đơn vị và người lao động cần lưu ý các mẫu dấu của các Chuyên khoa trong cơ sở KCB không phải là mẫu dấu pháp nhân của cơ sở KCB và không đủ điều kiện xác nhận hợp lệ cho Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
5. Trường hợp sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Căn cứ Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, cơ sở KCB được cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong các trường hợp sau:
- Bị mất, bị hỏng. Người ký các giấy chứng nhận không đúng với thẩm quyền. Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng theo quy định. Trường hợp sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện như: giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghĩ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
- Trường hợp cấp lại bắt buộc phải đóng dấu "Cấp lại" trên các giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
- Để tránh các trường hợp đơn vị làm hồ sơ bị cơ quan BHXH từ chối lý do mẫu giấy chứng nhận nghỉ hưởng theo chế độ BHXH không đúng quy định, thì các đơn vị tham khảo hướng dẫn cách ghi mẫu giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH ở trên.
Như vậy, bạn cần đi khám bênh, chữa bệnh tại các cơ sở KCB (cục quản lý khám chữa bệnh) được Bộ Y Tế cấp giấy phép hoạt động theo đúng lĩnh vực và bạn cần lưu giữ giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH cẩn thận để làm hồ sơ hưởng BHXH.